Cải tạo nhà cũ không chỉ đơn thuần là làm mới không gian sống mà còn là cách để tăng giá trị tài sản và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một ngôi nhà sau nhiều năm sử dụng sẽ không tránh khỏi sự xuống cấp về mặt vật chất và thẩm mỹ. Việc cải tạo giúp khắc phục những vấn đề này, tạo ra một không gian sống mới mẻ, tiện nghi hơn. Đối với nhiều gia đình, cải tạo nhà còn là giải pháp tiết kiệm chi phí so với việc xây mới hoàn toàn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cải tạo nhà cũ, những quy định cần tuân thủ và các lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình cải tạo diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
1. Khi nào cần cải tạo nhà cũ ?
Việc cải tạo nhà cũ cần được thực hiện khi ngôi nhà bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp. Các dấu hiệu cần cải tạo bao gồm tường nứt, sàn lún, hệ thống điện nước cũ kỹ, không an toàn. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và an toàn của gia đình bạn. Ngoài ra, khi không gian sống không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng, ví dụ như cần thêm phòng ngủ, mở rộng phòng khách, hay thay đổi phong cách nội thất, bạn cũng nên xem xét việc cải tạo cơi nới nhà.
Mẫu nhà trước và sau khi cảo tạo (nguồn: Internet)
2. Quy trình cải tạo nhà cũ
Quy trình cải tạo nhà ở gồm nhiều bước và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.
Bước 1: xác định mục đích và ước lượng chi phí việc cải tạo nhà cũ
Trước khi cải tạo hay xây mới, gia chủ cần đặt ra cho mình 3 câu hỏi lớn:
Tại sao cần cải tạo (xây mới) nhà mình?
Nhu cầu của gia đình là gì? Công trình sau hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Điều kiện kinh tế hiện tại có cho phép mình tiến hành không?
Từ những câu hỏi này, gia chủ mới có thể ước lượng được chi phí phát sinh của việc cải tạo nhà cũ.
Mẫu nhà trước và sau khi cảo tạo (nguồn: Internet)
Bước 2: Khảo sát và đánh giá hiện trạng nhà
Trước khi bắt đầu quá trình cải tạo, hãy kết hợp với nhà thầu để kiểm tra toàn bộ ngôi nhà để đánh giá tình trạng cấu trúc, hệ thống điện nước và các yếu tố khác. Điều này rất quan trọng để xác định các phần cần cải tạo và lập kế hoạch chi tiết. Một số yếu tố quan trọng cần chú ý bao gồm:
Kiểm tra cấu trúc của hệ thống móng, dầm, cột,...
Đánh giá tình trạng ẩm mốc trên bề mặt tường, trần bên trong và bên ngoài, cũng như ở nhà vệ sinh, sân thượng,...
Xem xét hệ thống điện - nước và cửa ra vào, cửa sổ
Xác minh các vấn đề liên quan đến thoát hơi, rò rỉ nước,... ở vị trí tiếp giáp với nhà hàng xóm.
Bước 3: Lập kế hoạch cải tạo chi tiết
Sau khi có kết quả khảo sát, bước tiếp theo là lập kế hoạch cải tạo chi tiết, bao gồm xác định phạm vi công việc và ngân sách. Việc này giúp bạn dự trù được chi phí và thời gian thi công, tránh những chi phí phát sinh không mong muốn. Vậy nên hãy xem xét kĩ lưỡng những yếu tố sau
Phù hợp với cấu trúc khung nhà cũ: Bản thiết kế nhà mới cần phải tương thích với kết cấu chịu lực của căn nhà cũ. Nếu không, nhà thầu cần phải đề xuất các biện pháp gia cố phù hợp.
Điều kiện thời tiết: Cân nhắc các yếu tố như hướng nhà, môi trường xung quanh để đảm bảo sự thoải mái của gia đình trong mọi điều kiện thời tiết.
Thẩm mỹ: Thiết kế cải tạo mới phải mang lại sự hài hòa và phản ánh được phong cách cá nhân của gia chủ.
Mục đích sử dụng: Các phòng và nội thất phải được bố trí phù hợp và tận dụng tối đa diện tích sử dụng.
Phong cách thiết kế: Với phương án giữ nguyên phong cách cũ, gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn nguyên vật liệu, tiết kiệm một phần chi phí mua nội thất mới. Nếu muốn mang đến cho căn nhà một màu sắc mới, gia chủ có thể thay đổi hoàn toàn phong cách mới cho căn nhà như: Scandinavian (Bắc Âu), Neoclassical (Tân Cổ điển), Classic (Cổ điển), Minimalism (Tối giản), Modern (Hiện đại)
Phong thủy: Yếu tố phong thủy cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm khi cải tạo thiết kế lại nhà. Chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh, tiền tài của gia chủ cũng như sự hài hòa và cân bằng trong không gian sống của họ với các thành viên trong gia đình.
Nếu bản vẽ cải tạo nhà đáp ứng được các tiêu chí trên, chủ nhà có thể tiến hành sang các bước tiếp theo. Nếu không, cần phải thảo luận thêm và điều chỉnh với nhà thầu để đảm bảo rằng việc cải tạo nhà sẽ đạt được kết quả như mong đợi.
Mẫu nhà trước và sau khi cảo tạo (nguồn: Internet)
Bước 4: chuẩn bị hồ sơ và xin cấp phép cải tạo nhà
Dù là cải tạo hay xây mới thì trong quá trình thi công đều ít nhiều ảnh hưởng tới những hộ gia đình xung quanh nên cần phải có sự cho phép và giấy tờ pháp luật rõ ràng tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện tương ứng. Còn nếu chỉ sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong công trình và không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng hay ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì có thể miễn giấy phép xây dựng (theo điểm G, khoản 2, điều 89 của Luật xây dựng năm 2014).
Hồ sơ bao gồm các tài liệu
Bản vẽ thiết kế cải tạo nhà ở.
Ảnh chụp hiện trạng các hạng mục công trình, nhà ở đề nghị xin cải tạo.
Biên bản xác nhận hiện trạng công trình lân cận với hàng xóm (bao gồm ảnh chụp hiện trạng công trình lân cận trước khi cải tạo nhà, đánh dấu vị trí hiện trạng, ký xác nhận của hàng xóm và cam kết).
Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở hoặc bản sao giấy phép xây dựng nhà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Hợp đồng với nhà thầu (nếu có)
Tình trạng pháp lý và giấy tờ nhà ở cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc cải tạo. Nếu nhà bạn thuộc diện đất có quy hoạch hoặc đang trong quá trình giải tỏa, việc cải tạo có thể gặp nhiều khó khăn và cần sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia pháp lý.
Bước 5: Kế hoạch vận chuyển đồ đạc và dọn ra ngoài ở
Sau khi chốt bản thiết kế với nhà thầu thi công, gia chủ sẽ tiến hành dọn tất cả đồ đạc sang căn nhà thuê để đảm bảo sự an toàn và thuận lợi trong sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình. Như vậy, nhờ việc lên kế hoạch chi tiết, gia chủ sẽ ở thế chủ động, chuẩn bị tốt nhất về tổng thể chi phí cũng như đạt được các mục tiêu cải tạo nhà và hài lòng với số tiền mà gia chủ đầu tư.
Bước 6: Tiến hành thi công
Thi công là giai đoạn quan trọng nhất, bao gồm phá dỡ và chuẩn bị công trình, thi công các hạng mục cải tạo và giám sát chất lượng công trình. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng, việc thường xuyên kiểm tra và giám sát là rất cần thiết.
Mẫu nhà trước và sau khi cảo tạo (nguồn: Internet)
Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao
Sau khi hoàn tất quá trình cải tạo, chủ nhà cần tiến hành đánh giá và kiểm tra kỹ lưỡng từng phần cải tạo bằng các phương pháp như đo đạc, thử nghiệm và kiểm tra chất lượng. Nếu không có bất kỳ sai sót nào, chủ nhà sẽ chuyển đồ vào nhà mới và chính thức nhận bàn giao nhà.
Hoàn thiện và bàn giao (nguồn: Internet)
3. Những lưu ý khi cải tạo nhà cũ
Cải tạo nhà là một quá trình phức tạp và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn cải tạo nhà hiệu quả.
3.1. Lựa chọn vật liệu phù hợp
Khi cải tạo nhà, việc chọn vật liệu là vô cùng quan trọng để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình. Trong đó, tấm xi măng sợi Cemboard DuragreenX-tr là một lựa chọn tuyệt vời. Với đặc tính chống mối mọt, chịu ẩm tốt, hạn chế tiếng ồn và chống cháy lan, tấm xi măng sợi Cemboard DuragreenX-tr không chỉ mang lại độ bền cao mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe và an toàn cho gia đình bạn. Đặc biệt, vật liệu này còn thân thiện với môi trường, giúp bạn tạo nên không gian sống xanh và bền vững.
3.2. Tái sử dụng đồ nội thất còn tốt
Tái sử dụng đồ nội thất còn tốt là một lựa chọn hoàn hảo vừa giúp gia chủ tiết kiệm chi phí cải tạo sửa chữa nhà vừa góp phần bảo vệ môi trường. Đối với đồ nội thất còn mới và vẫn sử dụng tốt, gia chủ có thể sơn lại hoặc dán giấy decal, nhưng vẫn phải phù hợp với phong cách thiết kế căn nhà. Đối với những món đồ nội thất đã cũ hoặc không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại, gia chủ có thể bán hoặc thanh lý chúng để thu về một khoản tiền và sử dụng nó để bù vào chi phí đầu tư nội thất mới.
3.3. Chọn nhà thầu uy tín
Việc chọn nhà thầu thi công cải tạo nhà uy tín nên được thực hiện tại bước này để cân đối chi phí. Một số tiêu chí chí quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu chất lượng như kinh nghiệm, đã có uy tín và chuyên môn trước đó, chính sách bảo hành tốt. Bạn nên tìm hiểu kỹ về các dự án mà nhà thầu đã thực hiện, tham khảo ý kiến từ những người đã từng sử dụng dịch vụ của họ. Điều này giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về năng lực và uy tín của nhà thầu.
3.4. Giám sát thi công
Một số gia chủ có tâm lý bàn giao hết công việc cho đơn vị thiết kế, không theo sát công trình trong quá trình thi công để tới khi hoàn thiện thì lại không vừa ý, tiến độ không đúng ý. Khi đó rất khó để thay đổi lại theo đúng yêu cầu của gia chủ và chi phí bỏ ra cũng tốn kém hơn. Muốn quá trình cải tạo (xây mới) đạt hiệu quả, gia chủ phải đóng vai trò chủ đạo, kiểm soát và kết hợp cùng đơn vị thiết kế để công trình nhanh chóng hoàn thiện đúng kế hoạch.
Giám sát thi công (nguồn: internet)
Comments